Tác giả: Du Kỳ
“Được!”, Trương Lương nhận lấy ngân phiếu: “Đợi ta trở về ăn chút gì đó rồi sẽ đi tới huyện phủ luôn”.
“Bận rộn cả đêm, ngày mai hãy đi”.
“Không sao, mua đồ về sớm một chút, mọi người cũng sớm có vải làm quần áo mới cho trẻ nhỏ”.
Trương Lương cười nói: “Vả lại bây giờ có xe ngựa, trên đường ta nằm trên xe ngựa cũng có thể ngủ”.
Advertisement
“Vậy thì vất vả cho huynh rồi”.
Kim Phi vỗ vỗ lên bả vai của Trương Lương.
Hai ngày này lúc nào cũng phải đề phòng thổ phỉ, Kim Phi cũng không được ngủ ngon giấc, hôm qua còn cả đêm không ngủ, sau khi trở về nhà tuỳ tiện ăn chút đồ rồi ngủ luôn, mãi tới giữa chiều mới bị tiếng động bên ngoài đánh thức.
Advertisement
Nhìn thấy Quan Hạ Nhi ngồi bên giường khâu đế giày, y hỏi: “Hạ Nhi, bên ngoài làm sao vậy? Sao lại ồn ào thế?”
“Chàng tỉnh rồi sao?”
Quan Hạ Nhi bưng bát nước tới, nói: “Lương ca trở về rồi, mang về rất nhiều lương thực và vải vóc, đang phân phát cho mọi người ở quảng trường xưởng dệt”.
Bây giờ bọn họ đã chuyển tới tứ hợp viện rồi, chỉ cách xưởng dệt có một bức tường, người của cả thôn tụ tập lại một chỗ, không ồn mới là lạ.
Dẫu sao cũng không ngủ được tiếp nữa, Kim Phi bước xuống giường: “Vậy ta cũng đi xem thử”.
Vẫn chưa bước vào trong xưởng dệt, phía trước mặt đã có một bà lão và một đứa bé chừng năm, sáu tuổi bước tới.
Trên lưng bà lão là nửa túi lương thực, đứa bé cởi truồng ôm một cuộn vải thô.
Nhìn thấy Kim Phi, bà lão lập tức đặt lương thực xuống mặt đất, chắp tay với Kim Phi, còn quay sang bảo đứa bé:
“Ngưu Oa, mau, khấu đầu lạy ân nhân!”
Trẻ em trong thôn cũng rất nghe lời, bà nội bảo khấu đầu thì chẳng cần nhiều lời, lập tức quỳ xuống mặt đất, không ngừng dập đầu lạy Kim Phi.
“Thím Bảy, thím đang làm gì vậy?”
Kim Phi vội vàng đỡ bà lão dậy, sau đó lại kéo đứa bé lên.
Hai người con trai của thím Bảy đều chết trên chiến trường, hai người con dâu năm trước dẫn cháu gái ra sau núi hái nấm, gặp phải chó sói, hiện giờ chỉ còn lại thím Bảy và một đứa cháu trai.
Sau khi con chết, thím Bảy ngày nào cũng khóc, khóc tới độ hỏng mắt, không thể tới xưởng dệt kiếm tiền, đứa trẻ cũng nhỏ, trong nhà nghèo rớt mồng tơi.
Nửa túi lương thực này có thể nói đã cứu mạng hai bà cháu.
“Ngưu Oa, cháu phải nhớ lấy, Kim ca là ân nhân của nhà chúng ta, đợi cháu khôn lớn, nhất định phải trả ơn, nhớ chưa?”
Thím bảy kéo đứa bé lại nói.
“Bà nội, cháu nhớ rồi ạ”.
Đứa trẻ gật đầu rất dứt khoát: “Năm nay cháu đã năm tuổi rồi, sang năm là có thể tới xưởng dệt làm việc, tới lúc đó cháu nhất định sẽ làm việc tử tế, xưởng chia cơm cho ăn, cháu sẽ mang về ăn cùng với bà nội”.
Trong thôn vẫn còn vài hộ có tình cảnh giống như thím Bảy.